Giữa tháng 11, tạp chí thời trang Vogue danh tiếng của Mỹ đã tạo nên bước ngoặt khi giới thiệu ca sĩ nhạc pop người Anh, Harry Styles trên trang bìa tháng 12/2020. Bên cạnh việc cựu thành viên nhóm One Direction trở thành sao nam đầu tiên xuất hiện một mình trên bìa Vogue trong lịch sử hơn 125 năm của tạp chí này, đáng chú ý hơn cả chính là hình ảnh của anh xuất hiện với bộ váy xếp tầng dài lấp lánh và áo khoác tuxedo màu đen điệu đà của nhà mốt Gucci.
Đang xem: ảnh đàn ông mặc váy
Kayne West, Vin Diesel và Jared Leto vẫn thể hiện được nét tự tin, lôi cuốn của riêng mình khi diện váy | Ảnh: Sưu tầm
Hình ảnh mẫu nam khoác lên người những chiếc váy sải bước trên sàn diễn thời trang của nhiều thương hiệu lớn nhỏ luôn nhận được những viên “đạn lạc” chỉ trích và chê bai về độ “nam tính” của họ. Nhiều người lên tiếng chỉ trích các nhà mốt đưa ra thiết kế váy dành cho nam giới là phi thực tế, khiến người xem có cái nhìn lệch lạc về giới tính và sự chuẩn mực của phái mạnh thời hiện đại.
Đơn giản vì nhiều người tin rằng, những chiếc váy thể hiện sự nữ tính, mềm mại, và vốn được mặc định là dành cho phụ nữ.
Tác giả, nhà bình luận và hoạt động chính trị của Mỹ – Candace Owens, gọi đây là cuộc công kích vào đàn ông. Cô viết trên Twitter: “Không xã hội nào có thể tồn tại nếu không có đàn ông mạnh mẽ. Hãy mang những người đàn ông nam tính trở lại.”
There is no society that can survive without strong men. The East knows this. In the west, the steady feminization of our men at the same time that Marxism is being taught to our children is not a coincidence. It is an outright attack. Bring back manly men. https://t.co/sY4IJF7VkK
— Candace Owens (
Từ xưa đến nay, trong tâm trí của nhiều người, ngoại trừ một số loại váy là trang phục truyền thống của một số quốc gia trên thế giới (điển hình là Scotland) thì đàn ông mặc không vấn đề gì. Còn lại thì thiết kế váy vóc được sinh ra để tôn vinh hoặc làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ.
Các ý kiến còn khẳng định rằng, không phải tự nhiên mà những chiếc váy lại gắn liền với hình tượng của phụ nữ. Mặc dù ngày nay người ta luôn nói về quyền bình đẳng giới như một câu cửa miệng, nhưng vấn đề giới tính là một chuyện, không nên lạm dụng đến mức phá vỡ những quan niệm về cái đẹp.
Cần nhìn lại: Làn sóng đàn ông mặc váy đã có từ lâu
Lịch sử đã chứng minh những chiếc váy không khiến đàn ông đánh mất đi sự mạnh mẽ của mình.
1. Từ thuở sơ khai, đàn ông Ai Cập cổ đại đã đóng khố, quấn khăn.
Trang phục kimono | Ảnh: Sưu tầm
Tóm lại là
Nhìn vào bối cảnh lịch sử, những chiếc váy không chỉ dành cho các quý cô điệu đà mà đó còn từng là thường phục của cánh mày râu. Con người chúng ta mặc váy trước hết là vì tính thực tế của chúng – giúp cho việc vận động dễ dàng hơn; và sau là việc may một chiếc váy sẽ dễ hơn quần rất nhiều.
Thời gian sau này, khi giai cấp tư sản bắt đầu lật đổ tầng lớp quý tộc, những bộ áo liền quần dành cho nam bắt đầu xuất hiện. Một cách im lặng, chúng len lỏi và dần trở thành trang phục biểu tượng cho phái nam. Và khi phong trào phụ nữ của thập niên 1960 xuất hiện, những chiếc váy ngắn chính thức trở thành biểu tượng cho sự giải phóng này. Từ đó cũng là lúc trang phục váy trở nên quen thuộc và gắn liền với sự tự tin, nét đẹp của nữ giới.
Quyền trở thành phái đẹp của đàn ông
Tuy thời trang vẫn luôn tôn vinh cái nhìn nam tính dành cho phụ nữ với những chiếc áo sơ mi oversized hay những chiếc quần boyfriend jeans thoáng mát, rộng rãi. Nhưng nếu đàn ông cũng làm như vậy – cũng mượn chiếc váy của phụ nữ để làm tăng sự phong phú cho thời trang nam giới, thì vẫn còn là một chủ đề nhận khá nhiều ý kiến trái chiều.
Trong khi phong trào nữ quyền đưa phụ nữ thoát khỏi vai trò giới hạn hẹp, giúp các cô gái có thể mặc quần tây, áo vest, thắt cà vạt và thể hiện góc nhìn mới về nữ tính, thì đàn ông không có sự tự do đó. Theo tiến sĩ Sherlock, “Theo thời gian, chúng ta thấy rằng nam giới phải tuân theo những quan niệm khá hạn chế về ý nghĩa của việc trở thành một người đàn ông thực thụ.” Nhưng vốn dĩ nam tính cũng giống như nữ tính, không được xác định bởi một loại quần áo nào cả, mà bản sắc giới là sự lựa chọn cá nhân.
Trong khi phụ nữ vẫn đang dần được thoát ra khỏi “vai trò” làm vợ, làm dâu, làm mẹ, thì dường như đàn ông vẫn chưa được “giải phóng” để tự do trở thành “phái đẹp” – giống như cách phụ nữ có thể trở thành “girl boss” (sếp nữ), hay chỉ đơn thuần là được trang điểm, được “đẹp” với những trang phục vốn đã được “nữ tính hóa” trong xã hội ngày nay.
Xem thêm: Những Hình Ảnh Kute Dễ Thương Nhất Quả Đất: Nguyện Chết Trong Sự Dễ Thương Này!
Hình ảnh đàn ông diện váy không còn quá xa lạ với các nhà mốt nổi tiếng thế giới | Ảnh: Loewe, Jean Paul Gautier, Gucci
Các nhà mốt thiết kế những món đồ này không dùng để bán, họ trình diễn một ý niệm và sự cởi bỏ giá trị hiện hữu áp đặt vào hai chữ “nam tính”. Chấp nhận để xóa bỏ lằn ranh giới tính được xem như sự cấp tiến trong tư duy, nhưng đâu đó vẫn còn là những câu hỏi dang dở mà chưa một ai có câu trả lời chính xác.
Có chăng sự công bằng là khi phụ nữ đòi quyền cởi trần như nam giới thì đàn ông mới được phép mặc váy?